Traffic Count

Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu đào tạo 

1.1.  Mục tiêu chung 

Đào tạo kế toán viên trình độ cao đẳng theo định hướng thực hành. Sinh viên ra trường có kỹ năng thực hành về nghiệp vụ kế toán, có đạo đức nghề nghiệp; đủ khả năng giải quyết công việc về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị; đồng thời có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn để nâng cao trình  độ  trong tương lai.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a)Về kiến thức

- Hiểu và trình bày được những kiến thức chung về tin học, ngoại ngữ, pháp luật; về giao tiếp, ứng xử.

- Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ sở về kinh tế, thị trường, tài chính- tiền tệ, quản trị kinh doanh.

- Có kiến thức về luật pháp trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

- Nắm vững các chế độ kế toán toán và các chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

- Nắm vững kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức quy trình kế toán; tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, các báo cáo kế

toán chi tiết và tổng hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp 

- Nắm vững kiến thức về thuế, kế toán thuế, lập báo cáo thuế và quyết toán thuế.

- Có kiến thức để lập, đọc, phân tích các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.

- Có kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.

b)Về kỹ năng

+ Kỹ năng cứng 

- Thực hiện được các công việc của kế toán liên quan đến từng phần hành kế toán cụ thể.

- Vận dụng, tổng hợp được các kiến thức chuyên ngành để tổ chức công tác kế toán tại cơ quan, đơn vị.

- Tổng hợp số liệu kế toán.

- Lập được các chứng từ theo yêu cầu của Luật kế toán, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc.

- Lập được báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo yêu cầu của Nhà nước cũng như các báo cáo nội bộ theo yêu cầu của nhà quản trị các cấp.

- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm chuyên dụng và phần mềm kế toán Misa; trên cơ sở đó có thể tìm hiểu sử dụng các phần mềm kế toán khác.

- Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn; bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp.

+  Kỹ năng mềm 

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, viết báo cáo, tổng hợp, phân tích số liệu…

- Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý chức năng.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành,

nghề;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

c)Về thái độ

+ Có tinh thần hợp tác, ý thức bảo mật thông tin, bản quyền.

+ Có đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành vi chuyên nghiệp.

+ Có tinh thần cầu tiến, thiện ý học hỏi

1.3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm:

- Thủ quỷ

- Thủ kho

- Kế toán viên như kế toán vốn bằng tiền, kế toán kho, kế toán tài sản cố định, kế toán lương, kế toán thuế…

- Kế toán tổng hợp

- Kế toán trưởng

 
Tin tức khác
  • Đăng ký xét tuyển
  • 0938861080
  • Facebook