Traffic Count
Giới thiệu chung
Giới thiệu chung

Cách đây 22 năm ngày 27/04/2001, Trường Công nghệ Thông tin đầu tiên tại Việt Nam được Hội Vô tuyến Điện tử Tp.HCM thành lập theo Quyết định số 2054 / QĐ-BGD & ĐT-TCCB của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trải qua 22 năm đào tạo, đã có hơn 20 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM (Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM-ITC) đang đào tạo 18 ngành, nghề cao đẳng và 7 ngành, nghề trung cấp bao gồm nhiều lĩnh vực như sau: Công nghệ Thông tin; Thiết kế đồ họa; Truyền thông và mạng máy tính; Hệ thống thông tin; Thương mại điện tử; Lập trình máy tính; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Quản trị kinh doanh (Quản trị Digital Marketing); Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Logistics,… Hàng năm, số lượng cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt tỷ lệ lên đến 95%.

alt
9
ha
alt
14.000
m2
alt
370
giảng viên

Sở hữu 9 ha đất và phòng học 14.000 m2 và phòng thực hành mới xây dựng khang trang bên công viên Đầm sen thành phố Hồ Chí Minh, cùng đội ngũ Giảng viên có kinh nghiệm, trường tự hào nằm trong số rất ít trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay ở Việt Nam. Suốt hơn 22 năm qua, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP. HCM (ITC) đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để ngày càng nâng cao trình độ của mình trong giáo dục. Kiên trì phương châm đào tạo "Thực học, Thực nghiệp" nên nhờ đó sinh viên ITC ra các trường khóa đều có công việc phù hợp với chất lượng đào tạo và các ngành đào tạo đều là những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong xã hội . 

Cột mốc - Lịch sử đáng nhớ
05/06/2000
27/04/2001
21/10/2004
18/11/2004
17/12/2004
18/12/2004
09/09/2005
10/01/2008
20/11/2008
27/04/2022
UBND Tp.HCM có công văn số 1821/UB-VX gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc chấp thuận và đề nghị  Bộ ra quyết định thành lập trường theo thẩm quyền
Chính phủ ra nghị quyết số 07/2000NQ-CP về việc xây dựng và phát triển Công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005
Chính phủ ký quyết định số 86/2000/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế Trường Đại học Dân lập
Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 7246/TCCB, về việc hướng dẫn hoàn  chỉnh hồ sơ xin thành lập trường theo quy chế trường Đại học Dân lập vừa được chính phủ ban hành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn số 8956/TCCB trình chính phủ xem xét thẩm định 6 trường ĐH,  CĐ ngoài công lập thuộc diện ưu tiên cho thành lập trước, trong đó có Trường Cao đẳng dân lập Công  nghệ  Điện - Tin học – Viễn thông Tp. Hồ Chí Minh
Đoàn công tác liên bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban tổ chức cán bộ chính phủ  đã đến khảo sát và thẩm định điều kiện thành lập Trường Cao đẳng Dân lập Công nghệ Điện Tử – Tin  Học –  Viễn Thông Tp.HCM, Đoàn kết luận: đủ điều kiện và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định  cho thành lập  
Bộ Chính trị ra chỉ thị 58/CT-TW chỉ rõ tính cấp bách và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển và  ứng dụng Công Nghệ Thông Tin

Được sự gợi ý của Văn phòng Chính phủ và sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Vô tuyến Điện –  Điện tử Tp.HCM đã có công văn số 05-01/CV-HVT ngày 21/02/2001, xin đề nghị đổi tên thành Trường:

  • Tên đầy đủ: Trường Cao đẳng Dân lập Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM.
  • Tên viết tắt: Trường Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM.
  • Tên giao dịch quốc tế: ITC HCMC (Information Technology College HoChiMinh City)
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký quyết định số. 2054/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, về việc: thành lập  Trường Cao đẳng Dân lập Công Nghệ Thông Tin Tp.HCM
Lễ công bố và Đại diện Bộ trao quyết định thành lập Trường Cao đẳng Dân lập Công Nghệ Thông Tin  Tp.HCM tại Hội Trường Khách sạn Sofitel Plaza.
Tầm nhìn - Sứ mệnh
Tầm nhìn
Tầm nhìn

Đến năm 2045, trở thành một trường cao đẳng có uy tín đào tạo về năng lực thực hành, có nhiều chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế, được nhìn nhận và đánh giá tốt bởi Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sứ mệnh
Sứ mệnh
Nâng tầm năng lực lao động Việt nam phù hợp với xu hướng thời đại.
 
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ông Nguyễn Trung Dũng
Ông Nguyễn Trung Dũng
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
TS. Dương Tấn Diệp
TS. Dương Tấn Diệp
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
TS. Nguyễn Gia Tuấn Anh
TS. Nguyễn Gia Tuấn Anh
Thành viên Hội đồng Quản trị
ThS. Lê Vũ Hùng
ThS. Lê Vũ Hùng
Thành viên Hội đồng Quản trị
ThS. Nguyễn Bảo Linh
ThS. Nguyễn Bảo Linh
Thành viên Hội đồng Quản trị
ThS. Đặng Minh Sự
ThS. Đặng Minh Sự
Thành viên Hội đồng Quản trị
TS. Cao Tùng Anh
TS. Cao Tùng Anh
Thành viên Hội đồng Quản trị
ThS. Vũ Văn Đông
ThS. Vũ Văn Đông
Thư ký Hội đồng Quản trị
BAN GIÁM HIỆU
Ban Giám Hiệu

Chào mừng các bạn đến với Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin
Thành phố Hồ Chí Minh!

    Các bạn thân mến!

    Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2001, là một trong những trường Cao Đẳng Công Nghệ thông tin đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Trường được thành lập bởi những nhà khoa học và lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử viễn thông của Thành phố.

    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường không ngừng cải tiến năng lực nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ, tăng cường các hoạt động khác để nâng cao uy tín trong nước, phấn đấu trở thành một trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin dẫn đầu và đạt tiêu chuẩn khu vực. Qua hơn 22 năm phát triển Trường đã đào tạo hàng chục ngàn Học sinh Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông và Kinh tế - tài chính, đóng góp không nhỏ vào nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành. Nhiều thế hệ sinh viên của Nhà trường đã đạt được những thành công ở các công ty trong nước và cả nước ngoài như Singapore, Nhật bản, Hàn Quốc, Australia, Pháp, …

      Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nâng cấp hiện đại trang thiết bị để phục vụ đào tạo các chuyên ngành, đội ngũ Cán bộ - Nhân viên tận tâm, nhiệt tình trong công tác. Trường luôn quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Để thực hiện tốt công tác này, Trường luôn khuyến khích Cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mới vào việc giảng dạy thích ứng tốt với từng điều kiện khác nhau, nhằm giúp Sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo. Để xây dựng thương hiệu, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng xây dựng và mở rộng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước, các tổ chức trong đào tạo về Công nghệ thông tin, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

       Tất cả những cố gắng, nỗ lực nêu trên đã phản ánh cam kết mạnh mẽ của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình nâng cao chất lượng, nâng cao uy tín của Nhà trường trong khu vực và trên cả nước. Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh rất hân hoan chào đón và mong sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực với các trường Đại học, Cao đẳng, các địa phương, các ban ngành, các cá nhân, doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu chung phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cuộc cách mạng 4.0. Thay mặt cho toàn thể Cán bộ, Giảng viên và Học sinh Sinh viên Nhà trường, xin gửi đến các bạn lời chúc sức khỏe và thành đạt.

Trân trọng kính chào!

ThS. Lê Vũ Hùng

Hiệu Trưởng


Giới thiệu công đoàn

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP. HCM, KHÓA V, NHIỆM KỲ 2023 - 2028:

1. Đ/c Tô Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch

2. Đ/c Nguyễn Văn Thái - Phó Chủ tịch

3. Đ/c Phạm Thị Bích Chi - Ủy viên BCH

4. Đ/c Dương Thị Thúy Hà - Ủy viên BCH

5. Đ/c Nguyễn Hải Đăng - Ủy viên BCH

6. Đ/c Nguyễn Hữu Tài - Ủy viên BCH

7. Đ/c Trần Thị Thanh Tuyền - Ủy viên BCH

Khen thưởng - Kỷ luật
Giới Thiệu Đoàn Thanh Niên

Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta.

Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

  • Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
  • Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
  • Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
  • Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
  • Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
  • Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
  • Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
  • Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.


Văn Bản - Biểu Mẫu
Thông Báo
Giới Thiệu Hội Sinh Viên

Trong những năm 1949-1950, phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc nhằm chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của Mỹ, chống “độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho sinh viên, học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt)… Ngày 9-1-1950, Đoàn thanh niên Cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho gần 10.000 SVHS nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho SVHS học tập và trả tự do cho HSSV bị bắt. Bọn cảnh sát và lính lê dương đã đàn áp dã man đoàn biểu tình và giết hại anh Trần Văn Ơn, một thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của HSSV. Thanh niên học sinh cả nước đều tổ chức bãi khóa phản đối địch khủng bố tàn sát học sinh Sài Gòn và làm lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn. Run sợ trước khí thế đấu tranh sục sôi của nhân dân Sài Gòn, Thủ hiến Trần Văn Hữu đã hứa thỏa mãn các yêu sách: mở cửa các trường, trả tự do cho các học sinh bị bắt, nhận những công nhân bị sa thải vì đã bãi công để dự đám tang trò Ơn, cho phép ra lại những tờ báo đã bị đóng cửa vì đã loan tin các cuộc đấu tranh của quần chúng.

Tháng 2 năm 1950, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc đã quyết định chọn ngày 09/01 làm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 5 (11/1993) tổ chức tại thủ đô Hà Nội đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 làm ngày truyền thống Hội sinh viên Việt Nam

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào sinh viên - học sinh và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc, trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của các thế hệ học sinh - sinh viên ngày nay. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu” và chủ trương của Đảng để đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn cao cho đất nước là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với học sinh - sinh viên nước ta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Châu Á - là sự kiện trọng đại trong thế kỷ XX của dân tộc ta. Nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam sau hơn 80 năm nô lệ dưới ách thực dân trở thành người chủ thực sự của đất nước mình, đã nêu lên quyết tâm bảo vệ những thành quá cách mạng, giữ vững lời thề trong ngày Tuyên ngôn Độc lập: “Quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập, tự do”. Học sinh - sinh viên nước ta vô cùng phấn khởi, tự hào trước thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám đã nêu cao tinh thần yêu nước, vừa tích cực học tập, vừa tham gia bảo vệ, xây dựng chính quyền nhân dân non trẻ và anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”, cùng với nhân dân cả nước học sinh, sinh viên bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. Các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội rời về nông thôn, miền núi.

Phong trào học sinh - sinh viên phát triển ngày càng sâu rộng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Trước sự phát triển của phong trào học sinh - sinh viên Việt, ngày 15/6/1952 Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc đã phối hợp cùng Hội sinh viên Việt Nam và Đoàn sinh viên Việt Nam tổ chức hội nghị cán bộ học sinh - sinh viên lần thứ ba. Đây là sự kiện chính trị rất quan trọng của phong trào. Học sinh - sinh viên Nam Bộ sau khi vượt qua vòng vây trùng điệp của kẻ thù để ra họp đã phản ánh sâu sắc tính thống nhất của phong trào học sinh - sinh viên nước ta dưới ngọn cờ của Đảng.

Cùng với tuổi trẻ và nhân dân cả nước, học sinh, sinh viên Việt Nam đã có một phần đóng góp sức mình vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Từ tháng 7 - 1954, miền Bắc sạch bóng quân xâm lược và bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời là vùng tập kết của quân đội Liên hiệp Pháp. Theo quy định của hiệp định Giơnevơ, sau hau năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước nhằm tiến tới thống nhất nước nhà. Nhưng trên thực tế, quá trình lịch sử không diễn ra như vậy do sự xâm lược của đế quốc Mỹ và hành động phản bội của bè lũ tay sai. Bối cảnh đặt ra cho tuổi trẻ mỗi miền đất nước những nhiệm vụ cụ thể trong mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội.

Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Với sứ mệnh lịch sử cao cả trước hiện tình hình đất nước, hàng vạn học sinh, sinh viên cùng với hàng triệu thanh niên miền Bắc đã đi đầu, góp phần tích cực giải quyết hàng vạn nhiệm vụ đề ra.

Đại hội lần thứ nhất Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức từ ngày 29 – 31/7/1955 tại Hà Nội. Đại hội thống nhất các tổ chức sinh viên thành Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam và đề ra nhiệm vụ: đoàn kết mọi lực lượng sinh viên cùng với nhân dân cả nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập và Thống nhất Tổ quốc. Đại hội đã thông qua bản Điều lệ, chương trình hành động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc của Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức vào ngày 5 - 5 - 1958 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội vinh dự được Bác Hồ đến thăm, động viên và giao nhiệm vụ, đó là: phải gắn lý luận với thực hành, học tập kết hợp với lao động; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhân dân đất nước. Trước sự phát triển của phong trào sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức vào ngày 3 - 3 - 1962 tại trường Kinh tế - Tài chính (Xuân Hòa - Vĩnh Phúc). Ngoài nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh đấu tranh thống nhất Tổ quốc, đại hội còn đề cao nhiệm vụ phát triển quan hệ hữu nghị với sinh viên, thanh niên các nước trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ hòa bình.

Ngày 2 - 9 - 1969, Bác Hồ kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta, nhà hoạt động lỗi lạc của các phong trào cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng, Nhà nước và quân đội ta, người thầy, người Bác vô vàn kính yêu của thanh niên, học sinh, sinh viên và thiếu niên nhi đồng không còn nữa. Để xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và của Bác, tuổi trẻ Việt Nam đã nguyện: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trong khí thế sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng đảng ta 40 tuổi và thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, Đại hội đại biểu Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam lần thứ 4 đã họp trong hai ngày 6 - 7 /01/1970 tại Hà Nội. Đại hội đã ra nghị quyết đổi tên thành Hội Liên hiệp học sinh Đại học Việt Nam và nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của học sinh - sinh viên là: ra sức thi đua học tập tốt, xây dựng mục đích, động cơ và thái độ học tập đúng, xây dựng nề nếp học tập và rèn luyện tốt. Tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ và vai trò làm chủ của học sinh trong xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa; hăng hái tham gia vào lao động sản xuất, tăng cường đoàn kết với đồng bào miền Nam, kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; tăng cường đoàn kết học sinh, sinh viên trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. phát huy thắng lợi của đại hội, phấn đấu thực hiện di chúc của Bác, các chi hội sinh viên và sinh viên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động và xây dựng cuộc sống mới. Hàng nghìn sinh viên đã lên đường theo lời kêu gọi của Tổ quốc vào Nam đánh Mỹ.

Với thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30 - 4 - 1975 đã nâng cao lên tầm cao truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường, ý thức tự lực tự cường, tự hào dân tộc, thể hiện chí thông minh, sự sáng tạo của nhân dân ta; trong thắng lợi chung của dân tộc, có sự đóng góp to lớn của học sinh, sinh viên ở cả hai miền Nam Bắc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 Hội sinh viên Việt Nam (22 - 23/ 11/1993) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí của Hội sinh viên Việt Nam trong sinh viên và xã hội. Phát biểu tại đại hội, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng ghi nhận những những đóng góp to lớn của thế hệ học sinh - sinh viên và tổ chức Hội trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Thành công và những kết quả của Đại hội đã tạo ra khả năng và điều kiện phát triển mới cho phong trào sinh viên và công tác Hội sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22 - 23/12/1998. Đại hội đã thống nhất phương hướng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với sinh viên và tổ chức Hội sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Với 6 chương trình hành động: giáo dục và rèn luyện của sinh viên; sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; sinh viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục; sinh viên tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú và lành mạnh; sinh viên chung sức cùng cộng đồng và xây dựng Hội sinh viên Việt Nam, Đại hội nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp; đồng thời cũng giúp cho các ngành, các cấp cũng như toàn xã hội hiểu, cảm thông, tin tưởng và có trách nhiệm hơn đối với sinh viên, tổ chức Hội sinh viên.

Chúng ta có thể tự hòa rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục phát huy những truyền thống vẻ vang của thế hệ cha anh, được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng. Đó là:

- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc, về Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn và Hội. Truyền thống quý báu này tạo ra động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử không những bộc lộ trong việc đạt tới đỉnh cao khi đối mặt với kẻ thù hoặc đứng trước những bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của đất nước, mà còn được thể hiện trong học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong lao động, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, quyết vươn lên góp phần xây dựng tổ quốc giàu mạnh.

- Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học - nghệ thuật, thể dục thể thao. . . trong những giai đoạn khó khăn ở các thời kỳ cách mạng của đất nước. Hình ảnh người học sinh, sinh viên anh dũng vượt qua mọi thiếu thốn vật chất để học tập miệt mài nghiên cứu, tham gia xóa mù chữ cho đồng bào dưới những căn hầm chật chội, trong lòng địa đạo… trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm cho bạn bè trên thế giới xúc động và ngưỡng mộ. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, học sinh, sinh viên nước ta được đảng và nhà nước tạo điều kiện để phát huy tinh thần hiếu học đang ra sức kế tục truyền thống rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp, phấn đấu khắc phục khó khăn, nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ đất nước.

- Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn. Đã có nhiều tấm gương quên mình giúp dân, có nhiều nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia các đội thanh niên tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo… Có nhiều tấm gương sáng giúp bạn học tập trong nhiều năm liền như giúp người thân trong gia đình.

Phát huy truyền thống quý báu đó, trong suốt quá trình rèn luyện cống hiến và trưởng thành, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, Hội sinh viên Việt Nam luôn phát huy truyền thống là một tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam, là nhịp cầu gắn bó giữa sinh viên với Đảng, Nhà nước với Đoàn thanh niên; là một lực lượng giáo dục quan trọng trong nhà trường. Thông qua các hoạt động của mình, Hội sinh viên mới “vừa hồng, vừa chuyên”; có kiến thức vững vàng, phong phú,; có khả năng tiếp cận trí tuệ của thời đại, thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có hoài bão lớn, lối sống đẹp; có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm cao với cộng đồng, củng cố và phát triển rộng rãi tổ chức Hội sinh viên Việt Nam, tập hợp đoàn kết đông đảo sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta.

Tin Tức
Văn Bản - Biểu Mẫu
Chi Hội Trực Thuộc
Sinh viên 5 tốt
Giới Thiệu Chi Bộ

Ngày 27/4/2001, trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP. HCM được thành lập, thì chỉ hơn 3 tháng sau Chi bộ cơ sở Đảng đã được thành lập theo quyết định số 109/QĐ – ĐUK ngày 09/8/2001 với 03 đồng chí Đảng viên từ các nơi khác chuyển đến, do cố đồng chí Cao Văn Bỉnh – một cán bộ của “Đoàn tàu không số” là Bí thư Chi bộ.

Cùng với sự lớn mạnh của nhà trường, Chi bộ Đảng ngày càng phát triển, do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tế Đảng ủy khối các trường ĐH – CĐ – TCCN TP. HCM đã ra quyết định 287/QĐ – ĐUK ngày 15/5/2007 nâng cấp Chi bộ trường CĐ CNTT TP. HCM thành Đảng bộ trường CĐ CNTT TP. HCM.

Từ năm 2020 do số lượng đảng viên giảm Đảng ủy Sở Giáo dục và đào tạo đã ra quyết định chuyển Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Tp.HCM xuống thành Chi bộ. Hiện nay toàn Chi bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Tp.HCM có 19 Đảng viên.

Trải qua 19 năm qua, Chi bộ cơ sở hiện nay đã nhiều lần được công nhận là Chi bộ, trong sạch vững mạnh, có nhiều đồng chí được công nhận 2, 3 năm liền là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là chiến sỹ thi đua các cấp trong chuyên môn, nghiệp vụ; nhiều Đảng viên cách mạng lão thành 40 – 50 năm tuổi Đảng.

Một thành tích rất đáng tự hào của Chi bộ là: Mặc dù thời gian sinh viên học tập tại trường chỉ 2 năm, lại là trường ngoài công lập, nhưng tổ chức Đảng đã chỉ đạo tốt tổ chức Đoàn Thanh Niên trong việc kết nạp Đảng viên mới trong lực lượng HSSV. Tính đến nay (năm 2020) Chi bộ đã kết nạp được gần 60 sinh viên các khóa, cung cấp cho xã hội nhiều tri thức trẻ vừa hồng vừa chuyên.

Về chức năng:

Tổ chức Đảng trong trường học ngoài công lập có chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và tuyên truyền, vận động các thành viên trong trường thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ của trường đối với Nhà nước và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong trường; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Về nhiệm vụ:

Phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác tư tưởng; Phối hợp các đoàn thể nhân dân và xây dựng Đảng.

Về nhân sự: Ban chấp hành Chi bộ Khóa IV (2020 - 2025)
1. Đ/c Vũ Văn Đông - Bí thư

2. Đ/c Nguyễn Hữu Tài - Phó Bí Thư

3. Đ/c Dương Thị Thúy Hà - Chi ủy viên


Văn Bản - Hướng Dẫn
  • Đăng ký xét tuyển
  • 0938861080
  • Facebook