Traffic Count

Top những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), không chỉ đơn thuần là học về lý thuyết và kỹ thuật, mà còn là việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của thị trường việc làm. Vậy sinh viên ngành CNTT thì cần trau dồi các kỹ năng nào?

Sinh viên CNTT có nên rèn luyện các kỹ năng mềm?

1. Kỹ năng xử lý sự cố

Khi bạn chịu trách nhiệm về những vấn đề như máy tính, mạng, phần mềm hoặc website, điều quan trọng là bạn phải biết cách xử lý các sự cố. Điều này có nghĩa là bạn phải biết cách phát hiện ra vấn đề cũng như phát triển các giải pháp một cách nhanh chóng. Kỹ năng xử lý sự cố không chỉ có nghĩa là “phản ứng lại” mà còn phải là “chủ động”. Chẳng hạn, nếu một nhóm CNTT phát hiện ra một lỗ hổng an ninh trong công ty, họ phải biết cách tiến hành xử lý vấn đề cũng như nâng câp hệ thống để phòng ngừa các nguy cơ an ninh chứ không chỉ chờ đến lúc công ty bị hack mới hành động.

Cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng xử lý sự cố là thực hành và học hỏi từ kinh nghiệm. Người học có thể giải quyết các vấn đề thực tế trong dự án hoặc làm việc với các chuyên gia CNTT để học hỏi các phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.

2. Kỹ năng giao tiếp

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các nhà phát triển phần mềm, chuyên gia bảo mật và các chuyên gia CNTT khác phải làm việc với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và cộng sự khác nhau. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng để thành công trong ngành CNTT.

Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, người học cần trau dồi khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Họ cần phát triển khả năng tương tác xã hội, học cách giải thích các khái niệm phức tạp một cách đơn giản, truyền đạt thông tin theo cách thích hợp với đối tượng người nghe, và giải quyết các mâu thuẫn hoặc tranh chấp một cách khôn ngoan.

Kỹ năng giao tiếp giúp bạn thành công trong ngành CNTT

3. Kỹ năng học tập liên tục

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, các kỹ thuật mới xuất hiện liên tục và người học CNTT cần phải cập nhật kiến thức của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Để rèn luyện kỹ năng học tập liên tục, người học cần phải có tinh thần tự học và đam mê với lĩnh vực CNTT. Họ cần phải tìm kiếm và đọc các tài liệu, sách vở, bài báo và blog về các kỹ thuật mới và xu hướng phát triển trong lĩnh vực CNTT. Họ cũng cần tham gia các khóa học trực tuyến hoặc offline để nâng cao kiến thức của mình.

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Để có một sự nghiệp thành công trong mảng CNTT, bạn phải biết cách làm việc với nhiều người. Dĩ nhiên, cũng có những dự án mà bạn đóng vai trò duy nhất từ đầu đến cuối, thế nhưng hầu hết các dự án đều cần sự hợp tác chặt chẽ của nhiều kỹ sư. Là một thành viên của nhóm CNTT, bạn cần biết cách lắng nghe người khác, nhận chỉ trích và hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm thực hiện mọi thứ một cách đúng đắn và đúng hẹn.

Kỹ năng làm việc nhóm có thể giúp đảm bảo rằng dự án được thực hiện đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt được chất lượng mong đợi.

Kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng đối với người làm CNTT 

5. Kỹ năng thuyết trình

Làm việc trong lĩnh vực CNTT yêu cầu bạn phải có khả năng thuyết trình thoải mái và tự tin trước đám đông. Bất cứ khi nào bạn trình bày sản phẩm của nhóm mình cho một cấp cao hơn, giải thích điều gì đó mới cho mọi người trong bộ phận hoặc trình bày trong một buổi đào tạo, kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng với những người chuyên nghiệp. Với tư cách là một người làm CNTT chuyên nghiệp, bạn được kỳ vọng có thể thuyết trình độc lập trong một buổi họp quan trọng mà không gặp phải vấp váp nào.

Kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin trình bày các dự án CNTT

Có thể thấy, việc rèn luyện các kỹ năng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin là rất quan trọng để tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm, nâng cao hiệu quả làm việc và phát triển sự nghiệp. Do đó, nếu muốn thành công trong lĩnh vực này sinh viên nên tích cực rèn luyện các kỹ năng ngay từ sớm.

Trung tâm Truyền thông & Quan hệ doanh nghiệp

  • Đăng ký xét tuyển
  • 0938861080
  • Facebook