Traffic Count

Vai trò của logistics với thương mại điện tử trong bối cảnh kinh tế số ở Việt Nam

[..] Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới, tại Việt Nam, TMĐT mới phát triển trong thời gian ngắn, nhưng đã gặt hái được những thành công nhất định. 

Với việc phát triển TMĐT, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phát triển logistics trong TMĐT, đây là một yếu tố khá quan trọng quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. TMĐT muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng. Cụ thể:

Covid-19 đã đưa nhiều người tiếp cận hình thức mua sắm online thông qua một cú nhấp chuột hay một chạm. ASEAN là khu vực chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của TMĐT so với mức trung bình của thế giới. Năm 2021, với quy mô 13 tỷ USD, thị trường TMĐT Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Quy mô TMĐT mở rộng, các công ty dịch vụ hậu cần (logistics) buộc phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu mới.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLBA), ngành Logistics tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 20-25% GDP tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ, dự kiến tăng trưởng 12% mỗi năm trong tương lai gần. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành TMĐT mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty hậu cần. McKinsey ước tính, dịch vụ hậu cần theo hợp đồng chỉ chiếm hơn 20% thị phần phân phối đơn hàng của thị trường bán lẻ và hàng tiêu dùng toàn cầu. Phần còn lại của thị trường được chi phối bởi 3 đối tượng: những gã “khổng lồ” TMĐT, các công ty khởi nghiệp, hoặc dịch vụ hậu cần nội bộ của các thương hiệu. 

Cùng với sự bùng nổ của TMĐT, dịch vụ logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền và thậm chí chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Điều này cho thấy giữa TMĐT và logistics đang có mối liên kết chặt chẽ và tương trợ đắc lực cho nhau. Có thể thấy, từ thời điểm năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ mua hàng trực tiếp đã dần chuyển sang mua, đặt hàng online (trực tuyến) diễn ra mạnh mẽ. Các trang TMĐT như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee… cũng theo đó hoạt động nhộn nhịp hơn và cũng chính điều này đã góp phần giúp một số bộ phận logistics đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không bị thiệt hại quá nhiều.

Năm 2021, trước tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 bùng phát với diễn biến phức tạp và liên tục những chỉ thị phòng chống dịch được ban hành, mọi hoạt động bị hạn chế đã khiến nhu cầu sử dụng TMĐT của người dân ngày càng tăng, từ đó, số lượng các trang TMĐT cũng mỗi lúc một nhiều hơn, không ít trang có số lượng giao dịch trong ngày lên đến hàng chục nghìn đơn hàng, tốc độ phát triển cũng được ghi nhận gia tăng 20 - 30%. Trong khi đó, điều đáng nói là cùng với sự phát triển TMĐT, dịch vụ logistics cũng phải tăng trưởng tương ứng để kịp thời vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua, nhưng thực tế hiện nay, thị trường chủ yếu là các đơn vị giao nhận, chuyển phát... trong nước có quy mô nhỏ, chưa thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, những doanh nghiệp có quy mô lớn, có đầu tư công nghệ hiện đại với mạng lưới phủ kín khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, vẫn còn khá khiêm tốn.

Do đó, nhiều chuyên gia dự báo, “ăn theo” TMĐT dịch vụ logistics sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên thế giới, tại Việt Nam, TMĐT mới phát triển trong thời gian ngắn, nhưng đã gặt hái được những thành công nhất định. Với việc phát triển TMĐT thì các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phát triển logistics trong TMĐT, đây là một yếu tố khá quan trọng quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. TMĐT muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng.

Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hóa được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí gửi giao dịch cho hãng sản xuất hàng hóa là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Có hiệu quả đó chính là nhờ ứng dụng hệ thống logistics vào sản xuất và lưu thông. Đặc biệt là hiệu quả của nó đối với các doanh nghiệp TMĐT, khi khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp vớí nhau trong thế giới ảo, việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng rất khó khăn. Do vậy, logistics TMĐT sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh.

Như vậy, TMĐT giữ vai trò tăng cường sức bật cho logistics, trong khi logistics là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của TMĐT.

Theo Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 6 tháng 3 năm 2023.

  • Đăng ký xét tuyển
  • 0938861080
  • Facebook