Traffic Count

Hướng đi khác vào lớp 10: Học cao đẳng, trung cấp để sớm có nghề nghiệp

Trong cuộc đua vào lớp 10 công lập tại TPHCM năm học 2020-2021 sẽ có khoảng 30.000 học sinh không trúng tuyển. Tuy nhiên, dù không đỗ trong kỳ thi này, các em vẫn có nhiều lựa chọn để học tiếp. Một trong những hướng đi đầy tương lai hiện nay chính là con đường học nghề dành cho học sinh hết lớp 9 nhưng không vào lớp 10 công lập rộng mở. Từ 2 - 3,5 năm, người học vừa có trình độ văn hóa THPT vừa có kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động.

 


Hướng đi khác vào lớp 10: Học cao đẳng, trung cấp để sớm có nghề nghiệp


1. Hướng đi cho học sinh “rớt” lớp 10 công lập


Theo công bố của Sở GD&ĐT TPHCM, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm nay sẽ diễn ra vào ngày 16-17/7/2020 với chỉ tiêu gần 67.000 học sinh ở lớp 10 của các trường công lập.

Trong khi đó, thành phố có gần 97.000 học sinh lớp 9, dự kiến sẽ tốt nghiệp THCS năm học này. Như vậy, sẽ có khoảng 30.000 học sinh sẽ không trúng tuyển vào lớp 10 công lập.

Việc "rớt" khỏi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nhiều năm qua luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng của rất nhiều học sinh, phụ huynh. Đây được xem là kỳ thi rất căng thẳng với học sinh ở TPHCM.

Vậy nhưng, thực tế, việc "rớt" lớp 10 không đồng nghĩa với việc con đường học hành của các em phải gián đoạn. Học sinh "rớt" khỏi lớp 10 công lập luôn có nhiều lựa chọn để tiếp tục việc học theo hướng khác.

Các em có thể lựa chọn học tập tiếp ở các trường THPT dân lập, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục từ xa (GDTX) hay các trường cao đẳng, trung cấp, hoặc đi du học tùy điều kiện, nhu cầu.

Theo công bố hệ thống trường lớp của TPHCM, các trường nghề, Trung tâm GDTX-GDNN, tư thục năm học 2020-2021 tại TPHCM có hàng chục ngàn chỉ tiêu, dư sức đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh thành phố.

Các mô hình giáo dục này ngày càng chuyển biến, phát triển đáp ứng nhu cầu đang dạng của học sinh cũng như thị trường nguồn nhân lực.

 


Học nghề - hướng đi đầy tương lai cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS


2. Vừa học văn hóa vừa học nghề


Trong những năm qua, hầu hết các trường trung cấp và hàng loạt trường CĐ đã đào tạo mô hình 9+ dành cho học sinh (HS) tốt nghiệp THCS. Đây cũng chính là định hướng phân luồng của Chính phủ với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% HS sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề.

Tại Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM (ITC), thạc sĩ Vũ Văn Đông, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết hằng năm trường dành 160 chỉ tiêu cho HS không vào lớp 10 công lập.

Chương trình Cao đẳng 9 + 4 tại trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM (ITC) sẽ giúp các em học sinh trong 2 - 2,5 năm sẽ học các môn chuyên ngành, đồng thời học 4 môn văn hóa theo quy định gồm toán, văn, lý, hóa. Sau khi có bằng trung cấp, nếu có nhu cầu học cao lên thì các em học thêm 1 năm để lấy bằng CĐ và học tiếp 1,5 - 2 năm để lấy Đại học. Đây là một hướng đi không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời còn giúp các em học sinh có cơ hội sớm tiếp xúc với nghề nghiệp.

 


Vừa học văn hóa vừa học nghề giúp học sinh tiết kiệm thời gian và sớm tiếp xúc với nghề nghiệp


3. Được hỗ trợ học phí, sớm tham gia thị trường lao động


Theo Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đánh giá: “Thời gian qua, việc tuyển sinh theo mô hình 9+ đã thu hút được đông đảo HS sau tốt nghiệp THCS vào học nghề. Các em có rất nhiều lợi thế khi chọn học chương trình này, vì ngành nghề học đa dạng, phong phú và trong cùng một thời gian học tập, các em vừa có trình độ văn hóa THPT để có thể học liên thông lên trình độ cao hơn, vừa có trình độ kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động”.

Không chỉ vậy, tại nhiều trường, các HS còn được doanh nghiệp quan tâm và hỗ trợ học bổng, việc làm. Thạc sĩ Vũ Văn Đông - Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM (ITC) chia sẻ: “Hiện nay trường còn đang được Tổ chức Dariu (Thụy Sĩ) hỗ trợ học bổng cho các em tốt nghiệp THCS đi học nghề. Học xong cơ hội việc làm rất lớn vì nhu cầu tuyển dụng cho những đối tượng này rất nhiều. Đặc biệt là các ngành nghề như tin học ứng dụng, thiết kế và quản lý website, vẽ thiết kế mỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính, công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông…”.

Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, thành viên nhóm tư vấn Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo, trung bình mỗi năm có khoảng 480.000 HS tốt nghiệp THCS không vào học các trường THPT. Trong đó, có khoảng 100.000 em vào học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và chỉ dưới 90.000 em vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nhiệp. “Nếu như các em còn lại đều chọn hướng học nghề, được đào tạo kỹ năng lao động thì sẽ tránh được sự lãng phí nguồn lực và giảm được rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội”, tiến sĩ Vinh nhận định.

Với rất nhiều chính sách ưu đãi cho học nghề hiện nay, có rất nhiều ngành nghề đang cần những người thợ giỏi thì việc học nghề là một xu thế tất yếu.


Nguồn: Báo Thanh Niên; Báo Dân Trí
Tổng hợp - Biên tập tin: Huyền Trang - Phòng Tuyển sinh - Truyền thông


ĐĂNG KÝ VÀO HỌC CAO ĐẲNG 9 + 4, TẠI ĐÂY

  • Đăng ký xét tuyển
  • 0938861080
  • Facebook