1. Mục tiêu chung:
- Chương trình đào tạo kỹ sư thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính (CNKT TM) có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về điện tử, CNTT và chuyên môn sâu về máy tính; đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ kỹ thuật; tăng khả năng ứng dụng máy tính vào sản xuất.
- Đào tạo nhân lực lập trình phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet, iPhone, iPad…), vi xử lý – vi điều khiển trong hệ thống công nghiệp, xe tự hành, thiết bị thông minh (smart devices), nhà thông minh (smart home).
- Lắp đặt, quản trị hệ thống máy tính: Lắp ráp, cài đặt, chẩn đoán, sửa chữa máy tính đơn; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng; cài đặt phần mềm cho mạng máy tính.
- Thiết kế, phát triển hệ thống điều khiển số kết nối máy tính: Thiết kế giao diện điều khiển, mạch điện tử giao tiếp máy tính; phát triển hệ thống nhúng cơ bản.
2. Mục tiêu cụ thể:
PO1: Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và lĩnh vực máy vi tính.
PO2: Có khả năng tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực máy tính điện tử.
PO3: Kỹ năng làm việc độc lập, nhóm, khởi nghiệp và sử dụng tiếng Anh; sử dụng máy tính và ứng dụng internet; thành thạo phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint).
PO4: Có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng; chấp hành pháp luật, nội quy; sống lành mạnh và có kỷ luật trong công việc.
PO5: Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Nhập môn CNKT máy tính, Kỹ thuật lập trình, Cấu trúc máy tính, Mạng cơ bản, Điện tử cơ bản, Kỹ thuật số, Quản trị mạng, Thực tập Điện – Điện tử, Thiết kế mạch, Lý thuyết mạch, An toàn điện, Xử lý tín hiệu số (DSP).
PO6: Áp dụng kiến thức cơ sở ngành để thiết kế mạch điện tử tương tự, số, vi điều khiển trên thiết bị thông minh; vận hành thiết bị đo để kiểm tra linh kiện, nguồn điện, mạch công suất của máy tính.
PO7: Áp dụng kiến thức lập trình (C, VB, vi điều khiển, hợp ngữ) để thiết kế giao diện điều khiển mạch điện tử số; lập trình ứng dụng di động; lập trình nhúng trên board mạch như Arduino, ST, Raspberry.
PO8: Phân biệt các thành phần trong cấu trúc máy tính; thiết kế, lắp ráp mạch điện tử; lắp đặt và sửa chữa máy tính đơn lẻ, mạng máy tính hoặc thiết bị thông minh.
PO9: Liệt kê và phân biệt thành phần mạng internet, mạng nội bộ, router, giao thức định tuyến; vẽ mạch mô phỏng và mạch in bằng phần mềm thiết kế điện tử.
PO10: Có khả năng học liên thông đại học và học nâng cao trên nền tảng kiến thức đã học.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Công ty lập trình ứng dụng di động.
- Công ty phân phối thiết bị nhà/thông minh, báo cháy, báo trộm.
- Bộ phận bảo hành, bảo trì máy tính và mạng máy tính.
- Bộ phận quản trị mạng máy tính.
- Dây chuyền sản xuất có điều khiển tự động bằng máy tính.
- Tự tạo việc làm, mở cơ sở kinh doanh, sửa chữa thiết bị CNKT máy tính.
- Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.