1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo cử nhân thực hành ngành Truyền thông đa phương tiện (TT ĐPT), có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm với tổ chức, và có sức khỏe tốt; nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về CNTT nói chung, và ngành TT ĐPT nói riêng, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội; có năng lực tham mưu, tư vấn và biết cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong lĩnh vực Truyền thông. Biết cách tự học tập, tự nghiên cứu để thích ứng với môi trường làm việc trong nhiều điều kiện.
2. Mục tiêu cụ thể:
- PO1. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, và lĩnh vực Truyền thông; các kiến thức nền tảng về mỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông.
- PO2. Có khả năng tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ cơ bản thuộc lĩnh vực TT ĐPT.
- PO3. Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, khởi nghiệp và sử dụng tiếng anh phục vụ học tập và phát triển nghề nghiệp.
- PO4. Có sức khỏe, đạo đức tốt và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, cộng đồng.
- PO5. Thực hiện tốt kỹ thuật quay phim, nhiếp ảnh; sử dụng các phần mềm xử lý thông tin ở cấp độ cơ bản.
- PO6. Tổ chức dữ liệu, thông tin phục vụ cho các chiến lược truyền thông trên các phương tiện truyền thông đa phương tiện.
- PO7. Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ trong việc thiết kế, trình bày ấn phẩm truyền thông, hoặc xây dựng chương trình quảng bá truyền thông.
- PO8. Sử dụng được kiến thức lập trình kết hợp kiến thức chuyên ngành cụ thể để tạo ra các ứng dụng, có kinh nghiệm thao tác trên những phần mềm công cụ và những phần mềm ứng dụng mới có tính thiết thực cao.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Các cơ quan truyền thông: biên tập viên, người sản xuất chương trình, chuyên viên quảng cáo, cộng tác viên.
- Các đơn vị xuất bản sách, tạp chí: thiết kế, trình bày sách, biên tập, công tác xuất bản.
- Các công ty, tổ chức kinh tế: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, quản trị thương hiệu.
- Các cơ quan quản lý truyền thông: làm việc tại các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng; các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, truyền thông ở trung ương và các địa phương.