Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Đây là ngành đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Vậy ngành này có gì mà hấp dẫn các bạn trẻ như vậy, hãy cùng ITC tìm hiểu nhé!
Tiềm năng phát triển trong tương lai
Có lẽ chúng ta không còn quá xa lạ với hình thức kinh doanh qua các kênh như: Facebook, Lazada, Tiki, Tabao, Alibaba, Shopee, Sendo… Các bạn đã từng mua mỹ phẩm, quần áo hay máy tính...? và chỉ cần ở nhà sử dụng một chiếc smartphone hay máy tính, bạn sẽ có ngay sản phẩm đó tại nhà mà không phải đến tận cửa hàng. Đây chính là kênh Thương mại điện tử trong hoạt động mua hàng mà chúng ta đang sử dụng.
Hiện nay với yêu cầu của thị trường là cung cấp sản phẩm phong phú, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất; hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các kênh Thương mại điện tử. Trong tương lai, Thương mại điện tử sẽ còn phát triển hơn nữa và được gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Nhu cầu nhân lực cao
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, và số lượng người mua sắm trực tuyến trên các nền tảng Thương Mại Điện Tử là 39,9 triệu người. Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường thương mại điện tử có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với trên 40% một năm. Đây chính là cơ hội lớn đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự Thương Mại Điện Tử tại các doanh nghiệp. Bạn cần được định hướng công việc, có tri thức tốt và kỹ năng phù hợp để có thể làm việc hiệu quả. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn cho mình một ngôi trường học tập tốt nhất giúp bạn nắm chắc kiến thức và giỏi các kỹ năng thực hành Thương Mại Điện Tử.
Cơ hội việc làm đa dạng ngành Thương mại điện tử
Sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí việc làm khác nhau.
- Chuyên viên tại các doanh nghiệp cung cấp giải pháp Thương Mại Điện Tử;
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các tổ chức, các đơn vị kinh doanh có triển khai hoạt động Thương Mại Điện Tử;
- Nhà quản trị hoạt động Marketting điện tử tại các đơn vị kinh doanh;
- Chuyên viên Marketing online;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng;
- Chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu online;
- Chuyên viên thiết kế, xây dựng và quản trị website
Mức lương trung bình trong lĩnh vực Thương mại điện tử
Mức lương có sự chênh lệch là do trình độ chuyên môn, vị trí công việc cụ thể, kinh nghiệm, thâm niên. Có thể thấy, mức lương của ngành thương mại điện tử cao hơn mặt bằng chung khá nhiều. Mức lương dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ rơi vào khoảng 7-8 triệu/tháng. Và với những người có kinh nghiệm lâu năm mức lương trung bình có thể lên tới vài chục triệu một tháng. Chính sự hấp dẫn về mức lương mà ngành này đang ngày càng được săn đón.
Hy vọng, qua những thông tin ITC chia sẻ các bạn có những thông tin hữu ích về ngành Thương mại điện tử.
Trung tâm Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp