Căn bệnh lười biếng có thể khiến các bạn sinh viên gặp trì trệ trong việc học và cuộc sống. Mặc dù hiểu điều đó nhưng đôi khi bạn lại không có động lực để chữa bệnh lười của mình. Vì vậy trong bài viết dưới dây, hãy để ITC chia sẻ cho các bạn 7 bước đơn giản giúp chữa bệnh “lười” nhé!
Bước 1: Nhận ra nguyên nhân khiến bạn lười biếng
Có nhiều nguyên do khiến cho bạn trở nên lười biếng, chẳng hạn như:
- Sợ thất bại: Việc sợ thất bại khiến cho bạn không muốn nỗ lực và trở nên lười biếng.
- Tự ti về bản thân: bạn thường đánh giá thấp bản thân và không tin rằng mình xứng đáng với thành công, từ đó bạn không còn muốn thay đổi bản thân nữa.
- Không có quyết tâm: Nhiều bạn tin rằng với điều bản thân hiện có là đã đủ nên còn có sự quyết tâm nữa.
- Sợ người khác kỳ vọng quá nhiều vào bản thân: có bạn nghĩ rằng nếu mình lười biếng thì người khác sẽ không mong đợi nhiều ở họ.
- Làm những việc bản thân không thích: đây là một trong những lý do khiến nhiều bạn sinh viên trở nên lười biếng vì họ không cảm thấy thích thú với việc mình đang làm.
- Trầm cảm: Cuối cùng, có khả năng là bạn không có động lực và hành động lười biếng do trầm cảm hoặc lo lắng. Trầm cảm và lo lắng thường bị nhầm lẫn với sự lười biếng hoặc không quan tâm.
Ngoài ra còn rất nhiều lý do khác khiến cho chúng ta trở nên lười nhác trong học tập và cuộc sống.
Bước 2: Thay đổi suy nghĩ
Khi bạn đã xác định được nguyên nhân và triệu chứng của sự lười biếng, đã đến lúc bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình. Một cách tuyệt vời để bắt đầu là hãy tự hỏi bản thân: “Cuộc sống của mình sẽ ra sao trong một năm, hai năm, năm năm và mười năm nữa nếu không tự thay đổi bản thân?”
Bạn sẽ nhận ra rằng bạn không thể đạt được mục tiêu của mình hoặc tạo ra các mối quan hệ mà bạn muốn trong cuộc sống nếu bản thân cứ tiếp tục như vậy. Nếu bạn muốn ngừng lười biếng, câu hỏi này có thể giúp bạn tạo ra cảm giác cần phải cải thiện bản thân ngay từ bây giờ.
Bước 3: Kết nối với động lực bên trong bạn
Bạn đã xác định được điều sẽ xảy ra nếu bạn không cố gắng thay đổi, đã đến lúc xác định bạn muốn sống theo cách nào. Hãy đưa ra một danh sách những điều bạn sẽ nhận được nếu bản thân chăm chỉ, cố gắng. Đó sẽ trở thành nguồn động lực để bạn chấm dứt bệnh lười biếng và phát triển bản thân trong tương lai.
Bước 4: Chịu trách nhiệm và thúc đẩy bản thân thực hiện mục tiêu
Không quan trọng trước kia bạn đã sống như thế nào, nhưng đây là cuộc sống của bạn, vì vậy chính bản thân các bạn phải có trách nhiệm cải thiện nó. Bạn cần lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình, đừng để cơn lười “thống trị” nữa. Để ghi nhớ rằng bạn có khả năng và sức mạnh như thế nào để hướng tới cuộc sống mà bạn mong muốn.
Bước 5: Tạo ra kế hoạch chi tiết và hành động
Có nhiều cách khác nhau để ngừng lười biếng, vì vậy bạn cần tạo ra một lộ trình riêng phù hợp với bản thân. Bạn có thể lấy cảm hứng từ những người bạn ngưỡng mộ – họ đã làm gì để thành công và hạnh phúc? Bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo một thói quen buổi sáng, bắt đầu tập thể dục, bắt đầu thiền hoặc xây dựng một công việc phụ. Dù bạn quyết định như thế nào, hãy giữ nó thật đơn giản và đừng cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc vì điều đó sẽ khiến bạn sẽ chán nản và cảm thấy không quen.
Đưa ra kế hoạch hợp lý sẽ giúp bạn dễ thực hiện hơn
Bước 6: Nhẫn nại với bản thân
Nếu bạn phạm sai lầm, lãng phí thời gian hoặc không thể ngừng trì hoãn, đừng tự trách mình. Trong quá trình thay đổi thì điều đó không thể trảnh khỏi. Nhưng việc tự suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ nuôi dưỡng những cảm xúc khiến bạn càng trở nên lười biếng. Kiên trì và tiếp tục bạn sẽ gặt hái được điều mình mong muốn.
Bước 7: Theo dõi quá trình thực hiện của bạn
Cuối cùng, để học cách bớt lười biếng, bạn cần phải luyện tập mỗi ngày. Mọi điều cố gắng dù nhỏ vẫn sẽ tạo ra kết quả. Tuy nhiên, thật khó để đo lường hành động của chúng ta chỉ bằng lý trí. Các bạn có thể cảm thấy mình đang làm rất xuất sắc trong khi trên thực tế, bạn đã không luyện tập trong nhiều ngày.
Vì vậy, hãy viết mọi thứ ra giấy để theo dõi quá trình luyện tập của bạn.
Hãy nhớ rằng bạn không thể kiểm soát sự tiến bộ của mình, bạn chỉ có thể kiểm soát quá trình luyện tập của mình. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bạn không có sự tiến bộ rõ rệt nhé!
Ngoài ra, còn có những mẹo hay mà bạn có thể áp dụng ngay để chữa bệnh “lười” của bản thân như:
- Những công việc đơn giản thường chỉ tốn của bạn từ 5-10 phút thì nên hoàn thành ngay.
- Luôn nhắc nhở bản thân về hậu quả của việc lười biếng.
- Đặt ra giới hạn về thời gian cho mỗi công việc sẽ giúp bạn không trì hoãn và thúc đẩy bản thân hoàn thành công việc đó trong thời gian ngắn nhất.
- Đừng quên dành thời gian thư giãn, và chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của mình.
- Đưa ra hình phạt cho bản thân mỗi khi lên cơn “lười”
Tham gia các hoạt động thể thao tại ITC cũng sẽ giúp sinh viên trị được bệnh “lười”
Trên đây là những bước giúp bạn cải thiện bệnh “lười” của bản thân. ITC hy vọng với những điều trên, các bạn sinh viên sẽ áp dụng được cho bản thân, giúp cải thiện và phát triển hơn trong tương lai để gặt hái những thành công tốt hơn.
Trung tâm Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp