Kỹ năng đặt câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn nâng cao hiệu quả giao tiếp. Nó bao gồm việc hiểu được câu hỏi cần hỏi, cách thức và thời điểm đặt câu hỏi. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết dù bạn đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực và ngành nghề nào. Cùng ITC tìm hiểu về kỹ năng này nhé!
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?
Kỹ năng đặt câu hỏi là khả năng đưa ra các câu hỏi phù hợp và hiệu quả để thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, tìm kiếm giải pháp, tạo ra sự hiểu biết và tương tác trong giao tiếp. Đặt câu hỏi hay đúng thời điểm trong giao tiếp sẽ thúc đẩy sự tương tác giữa người hỏi và người được hỏi. Đây là một kỹ năng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực, từ công việc, giáo dục đến cuộc sống cá nhân.
Những điều bạn nhận được khi phát triển kỹ năng này
- Thu thập nhiều thông tin về một chủ đề cụ thể.
- Giúp bạn hiểu rõ những điều bạn đang không hiểu.
- Cho phép bạn kiểm tra kiến thức của người khác về các chủ đề nào đó
- Sử dụng các câu hỏi để khuyến khích người khác suy nghĩ về một chủ đề
- Tăng sự tương tác và trao đổi ý kiến giữa các bên.
- Giúp bạn xác định được vấn đề cần giải quyết, từ đó đưa ra những giải pháp và hành động thích hợp.
- Giúp bạn xác định mục tiêu, đưa ra kế hoạch và hành động để đạt được mục tiêu đó.
Các kiểu câu hỏi thường được sử dụng trong giao tiếp
- Câu hỏi đóng: Những câu hỏi này yêu cầu một câu trả lời ngắn gọn như ‘có’ hoặc ‘không’. Một ví dụ cho câu hỏi đóng là “Bạn đã thực tập ở đâu?”
- Câu hỏi mở: Những câu hỏi này yêu cầu câu trả lời dài hơn và sáng tạo hơn. Ví dụ cho câu hỏi mở là “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”
- Câu hỏi dẫn dắt: Những câu hỏi này nhằm dẫn dắt mọi người trả lời theo một hướng cụ thể. Ví dụ như “Bạn nghĩ gì về hệ thống liên lạc mới?”
- Câu hỏi hình nón: Dạng câu hỏi này thường được sử dụng sau câu hỏi mở hoặc khi muốn làm rõ vấn đề nào đó. Câu hỏi bắt đầu với chủ đề lớn và dẫn dần đến những câu hỏi nhỏ, chi tiết.
- Câu hỏi tu từ: Mục đích của câu hỏi tu từ không phải để tìm câu trả lời cụ thể, mà là để cập nhật lại thông tin được đưa ra. Việc sử dụng câu hỏi tu từ giúp người nghe dễ dàng đồng ý và tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn hơn.
Nguyên tắc trong kỹ năng đặt câu hỏi mà sinh viên cần nắm chắc
- Xác định trước mục đích câu hỏi
Nguyên tắc đầu tiên chính là bạn cần đặt ra câu hỏi có mục đích rõ ràng, có chính xác thông tin mà mình muốn tìm hiểu. Một câu hỏi mơ hồ, lan man dễ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và bạn sẽ không tìm được đáp án mà mình mong muốn.
- Dựa trên mối quan hệ để đặt câu hỏi
Tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối phương để đặt câu hỏi chính là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi tốt. Dựa trên mối quan hệ giúp các bạn sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp trong cuộc nói chuyện.
- Sử dụng ngôn từ, thái độ phù hợp
Khi đặt câu hỏi, bạn nên chú ý đến ngôn từ và thái độ của mình. Hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khi hỏi đối phương nếu họ không biết về lĩnh vực đó. Nếu câu hỏi có nội dung nhạy cảm, tế nhị thì nên đặt câu hỏi một cách tinh tế, tránh trường hợp quá sỗ sàng.
- Học cách lắng nghe chân thành và tôn trọng đối phương
Việc chăm chú ắng nghe sẽ giúp đối phương cảm thấy được tôn trọng. Ngoài ra việc này cũng kích thích họ tiếp tục bày tỏ rõ ý kiến, quan điểm của bản thân hơn. Sau khi đặt câu hỏi, cần để người trả lời có thời gian suy nghĩ, không nên hỏi dồn dập. Bạn phải quan sát được phản ứng của họ để hiểu rõ họ thực sự muốn nói gì.
Học tập tại ITC các bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi trong mỗi tiết học
Những thông tin trên đây có thể giúp các bạn sinh viên có thể rèn luyện thêm cho mình kỹ năng đặt câu hỏi và khả năng giao tiếp của bản thân. Áp dụng những mẹo trên các bạn sinh viên có thể trở thành một người giao tiếp tốt hơn và thành công hơn trong sự nghiệp của mình.
Trung tâm truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp