1. Biết được trình tự xử lý nghiệp vụ xảy ra trong công ty (Nghiệp vụ phát sinh tại đâu? Lập chứng từ gì=> Cách kiểm tra làm sao cho phù hợp quy định của công ty và nhà nước=> Sau đó, mới tiến hành ghi sổ=> rồi tiến hành lập báo cáo).
Ví dụ 1: Quy trình bán hàng thì nghiệp vụ xảy ra như thế nào? Ai lập, ai ký, mẫu biểu nào...). nắm được quy trình này thì sẽ biết được bộ chứng từ hoàn chỉnh của nghiệp vụ này. Ví dụ bộ chứng từ nghiệp vụ bán hàng là: BÁO GIÁ=> HỢP ĐỒNG=> LẬP BIÊN BẢN BÀN GIAO VÀ XUẤT HÓA ĐƠN
Ví dụ 2: Quy trình công tác phí. Muốn đi công tác thì trình tự thủ tục chứng từ ra làm sao? Duyệt bao nhiêu tiền, khi về thì hoàn ứng như thế nào.
...............................
2. Phải biết cách tìm kiếm Luật, Nghị, Định , Thông Tư, Công văn để mà xử lý nghiệp vụ đó cho đúng quy định của nhà nước và quy định của công ty (Tác nghiệp với người tư vấn trong nhóm FB, Zalo, cơ quan thuế và tìm kiếm google)
Ví dụ 1: Cách xuất hóa đơn điều chỉnh hay thay thế khi hóa đơn lần đầu đã xuất sai thì xem nghị định 123 sẽ có hướng dẫn
Ví dụ 2: Cá nhân trong năm làm việc 2 nơi thì có được ủy quyền quyết toán thuế TNCN hay ko?. Xem TT111
Ví dụ 3: Cách tải phần mềm HTKK cũng như Cách sử dụng phần mềm HTKK. Cách gửi tờ khai qua mạng và nộp tiền qua mạng (tra google là có)
..........................
3. Cái quan trọng ko kém là kiểm tra và đối chiếu để xem mình làm đúng hay không trước khi gửi báo cáo ra bên ngoài và cho sếp
-Ví dụ 1: Kiểm tra sổ TK 133; 33311 với tờ khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý có khớp? Ko khớp thì biết tìm hiểu nguyên nhân để từ đó mà tiến hành điều chỉnh kịp thời
-Ví dụ 2: Kiểm tra xem tài khoản tiền gửi ngân hàng TK 112 chi tiết theo từng ngân hàng đã khớp với sổ phụ ngân hàng chưa?
-Ví dụ 3: Kiểm tra hàng tồn kho giữa nhập xuất tồn đã khớp với số cái chưa
-Ví dụ 4: Kiểm tra xem Bảng khấu hao tài sản cố định đã khớp với sổ cái 211; sổ cái 214
- Ví dụ 5: Khi làm xong tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN thì cách kiểm tra với Tài khoản 3335;3334 cũng như cách kiểm tra và cách hạch toán như thế nào cho đúng.
- Ví dụ 6: Cách xem Báo cáo tài chính mà nhân viên bên dưới làm gửi lên đã đúng hay chưa?
- Ví dụ 7: Kiểm kê xong hàng tồn kho và tài sản cố định, quỹ tiền mặt thì có chênh lệch xử lý làm sao? Hạch toán làm sao
.....................................
4. LÀM XONG THÌ LƯU CHỨNG TỪ NHƯ THẾ NÀO?