Nhu cầu nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Đến năm 2030 con số này có thể tăng lên 200.000 người, nhưng khả năng đáp ứng chỉ chiếm khoảng 10% nhu cầu.
Thị trường Logistics phát triển như thế nào?
Nguồn nhân lực Logistics hiện tại của Việt Nam được nhận định là thiếu bài bản. Các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển của ngành. Phần lớn kiến thức mà những người làm logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên về dịch vụ này.
Chỉ tính riêng ở TP.HCM đã có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển nóng của dịch vụ logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.
Việt Nam hiện có hơn 1.500 doanh nghiệp về dịch vụ logistics nhưng hằng năm mới chỉ khoảng 200 sinh viên ra trường. Số lượng các cơ sở đào tạo ngành logictics cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, thị trường ngành Logistics tại Việt Nam không thiếu việc chỉ thiếu người!
Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Sinh viên ngành Logistics sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các vị trí công việc như:
- Chuyên viên quản trị điều hành các phòng ban chức năng liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa bằng các phương tiện vận chuyển hiện có tại Việt nam, chuỗi cung ứng và kinh doanh dịch vụ logistics;
- Chuyên viên tác nghiệp phòng kinh doanh quốc tế, phòng thu gom hàng, quản lý kho bãi, nhà xưởng, cảng biển, sân bay, hãng tàu, hãng hàng không,...
- Trong các vị trí quản lý, chuyên gia về Logistics sẽ chịu trách nhiệm điều hành và giám sát các hoạt động hàng ngày, trong khi những người phân tích sẽ tập trung vào nghiên cứu và cải tiến hiệu suất chuỗi cung ứng.
- Người có chuyên môn trong lĩnh vực này có thể nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cơ sở giáo dục.
Tại Việt Nam, nhân viên logistics có mức lương khởi điểm từ 6-7 triệu đồng/tháng, trong khi đó các vị trí lãnh đạo cao cấp và quản lý đang rất cần nguồn nhân sự để phát triển ngành. Cụ thể như mức lương cho vị trí logictics manager dao động từ 3.000-4.000 USD/tháng, vị trí giám đốc chuỗi cung ứng có mức lương từ 5.000-7.000 USD/tháng…
Để theo đuổi ngành Logistics thì nên học trường Cao đẳng nào?
Hiện nay, có nhiều trường cao đẳng trên cả nước đào tạo ngành học này. Các bạn thí sinh có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển cao đẳng chuyên ngành này tại bất kỳ Trường nào có đào tạo ngành học này.
Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng, chú trọng đào tạo thực hành, cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, sinh viên được tham quan thực tế doanh nghiệp và đặc biệt đảm bảo cơ hội việc làm thì Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM (ITC) chính là một lựa chọn tối ưu.
Tại ITC, sinh viên ngoài việc được trang bị các kiến thức chuyên ngành thì còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết. Bên cạnh đó, ngoài việc học tập trên lớp, sinh viên còn được tham quan và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp Logistics, nhờ đó giúp sinh viên ITC có thể tự tin tham gia vào thị trường lao động mà không gặp nhiều bỡ ngỡ.
Nếu có thắc mắc hoặc đang quan tâm đến ngành này tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM, các bạn có thể liên hệ ngay số Hotline/Zalo: 093.886.1080 – 097.500.5356 để được tư vấn trực tiếp nhé!
ĐĂNG KÝ NHẬP HỌC NGAY!
Trung tâm Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp