Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là một ngành học nằm trong chương trình Trung cấp/ Cao đẳng 9+ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM – ITC, được nhiều bạn học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) quan tâm và theo học. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng, sửa chữa, bảo hành máy tính và các thiết bị điện tử tăng cao. Đó cũng chính là lý do khiến cho ngành học này luôn có sức hút và có nhiều triển vọng phát triển. Hãy cùng Trường ITC khám phá xem ngành học này có gì thú vị nhé!
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là gì?
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là sửa chữa và lắp ráp máy tính. Hiện nay, máy tính ngày càng phát triển, cũng đồng nghĩa với việc đặc tính cấu hình cũng ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy đòi hỏi cần phải có kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính nhất định. Để làm được điều đó, các chuyên viên cần phải có được các kỹ thuật, kiến thức về máy tính. Do tính chất ngày càng hiện đại và phát triển của máy tính, các chuyên viên cũng cần học hỏi liên tục để nâng cao trình độ, theo kịp với sự phát triển của máy tính.
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là một phạm trù tương đối rộng. Không chỉ đơn thuần là người học có được kiến thức trong lĩnh vực sửa chữa, thay thế các thiết bị bên trong máy tính để bàn như Mainboard, CD-ROM, ổ cứng, nguồn, RAM, CPU,… và các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, máy in, loa…, Để có thể trở thành một chuyên viên kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thì công việc này cần phải có các kỹ năng khác như:
- Kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng lắp ráp sửa chữa, cài đặt, bảo trì nâng cấp máy tính
- Thiết kế, khai thác và cài đặt các dịch vụ mạng internet
- Quản lý và bảo trì hệ thống mạng internet vừa và nhỏ.
- Cài đặt phần mềm
- Thiết kế mạng cục bộ -LAN, …
N
goài ra để trở thành một chuyên viên có kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính cao thì cần phải có các yêu cầu như:
- Phải có nền tảng kiến thức vững chắc về hệ thống máy tính.
- Sửa chữa được tất cả các lỗi gặp phải trên máy tính một cách chuyên nghiệp.
- Biết cách vận hành và thiết lập một hệ thống mạng máy tính.
- Tinh thông cấu trúc máy tính và nắm rõ cơ chế hoạt động của máy tính.
- Có kĩ năng lắp ráp, cài đặt hoàn chỉnh một máy tính với hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng.
- Phải có khả năng phân tích, đưa ra giải pháp nhằm xử lí các sự cố, tình huống trong hệ thống máy vi tính.
- Cần phải biết cách xây dựng và quản lí hệ thống mạng LAN, hệ thống mạng cục bộ.
- Phải có đủ kiến thức về khoa học kĩ thuật về bảo trì hệ thống máy tính.
- Yêu cầu tính kiên nhẫn, điềm tĩnh, chịu áp lực cao.
- Có tinh thần trách nhiệm, khả năng điều phối công việc của bản thân và hệ thống máy móc cao.
Ngành học thu hút sự quan tâm của giới trẻ
Học ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại Trường ITC sẽ được học gì?
Tại Trường ITC người học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết để có đáp ứng ngay những yêu cầu nghề nghiệp mà các nhà tuyển dụng đặt ra và dễ dàng nắm bắt công việc ngay khi vừa mới ra trường.
Về kiến thức:
- Sinh viên biết sửa chữa, thay thế được mạch điện tử của các mạch điện bên trong máy tính để bàn và Laptop như Mainboard, CD-ROM, Hardisk, nguồn, Ram, CPU… và các thiết bị ngoại vi như: Mouse, Keyboard, Printer, Modem, máy in, loa, Ampli…
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
- Có khả năng liên thông cao đẳng, đại học: Trên cơ sở kiến thức được trang bị, người học từng bước hoàn thiện khả năng tự bồi dưỡng và tiếp tục học ở trình độ cao hơn.
Về kỹ năng:
- Lắp đặt mới, kiểm tra sự cố kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cáp ngoại vi cho các thuê bao trong hệ thống mạng Internet tốc độ vừa, trung, cao ADSL.
- Đo kiểm, xác định tình trạng các thiết bị điện tử bằng các dụng cụ đo như: VOM (Analog và Digital), Oscillscope, máy phát xung, máy đếm tần số….
- Kỹ năng tư duy tốt; Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị máy tính, mạng và phần cứng máy tính, mạng máy tính.
- Sử dụng tốt các cộng cụ, thiết bị đo vào trong công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, hệ thống mạng máy tính trong công ty, xí nghiệp hoặc nhà máy;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên môn và giao tiếp tiếng Anh thông dụng.
- Làm việc độc lập và theo nhóm có hiệu quả;
- Viết báo cáo, trình bày ý tưởng mạch lạc và thuyết phục;
Sinh viên ITC trong tiết học thực hành môn Cấu trúc máy tính
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, học sinh sinh viên có thể làm việc tại các vị trí công việc như:
- Nhân viên lắp ráp, bảo trì, sửa chữa máy tính: trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Nhân viên kỹ thuật: trong các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử máy tính.
- Nhân viên tổ chức điều hành và quản lý: các quá trình sản xuất, dịch vụ sửa chữa, khai thác bảo trì hệ thống mạng nội bộ trong phân xưởng, nhà máy, cửa hàng dịch vụ…
- Có khả năng tự kinh doanh dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy tính và thiết bị ngoại vi.
Tại ITC với chương trình Cao đẳng 9+, học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) khi theo học ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong thời gian 3,5 năm đã có thể nhận ngay bằng Cao đẳng và tự tin chinh phục con đường nghề nghiệp khi chỉ mới 19 tuổi. Với chương trình học 70% nội dung thực hành; đội ngũ giáo viên tâm huyết, có chuyên môn. Đặc biệt các bạn học sinh tốt nghiệp THCS khi theo học nghề còn được Cấp bù học phí học nghề theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, ngành học thuộc chương trình Cao đẳng 9+ tại ITC
Nếu các bạn quan tâm và yêu thích ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thì hãy liên hệ ngay đội ngũ tư vấn ITC để được hỗ trợ chi tiết nhé! Hotline/Zalo: 093.886.1080 – 097.500.5356.
Trung tâm Truyền thông & Quan hệ doanh nghiệp