Traffic Count

Bí quyết giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên

Bạn cảm thấy bối rối, hồi hộp, áp lực trước nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn? Bạn không biết cách tích lũy kinh nghiệm trong thời gian đi học? Trong bài viết này, ITC sẽ chia sẻ bí quyết giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên nhé!

Trên thực tế, những kinh nghiệm bạn tích lũy được từ thời sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng con đường sự nghiệp của bạn sau này. Bằng tinh thần tích cực học hỏi, cố gắng tìm hiểu, trau dồi các kiến thức bản thân còn thiếu, bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng và để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm làm việc là gì?

Kinh nghiệm làm việc là những điều bạn rút ra được trong quá trình thực hiện công việc. Những điều đó là kiến thức, kỹ năng, hoặc một bài học có thể giúp bạn thực hiện công việc được giao một cách tốt hơn.

Kinh nghiệm làm việc là mối liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố: tư duy, công cụ và vấn đề.

  • Tư duy: Là khả năng phát triển về mặt nhận thức. Tư duy được hình thành và rèn giũa khi bạn cọ xát thực tế với cuộc sống, với công việc.
  • Công cụ: Là những vật dụng, phần mềm,… bổ trợ công việc của bạn. Làm quen với công cụ sẽ giúp bạn thao tác hoàn thành công việc nhanh gọn và dễ dàng hơn.
  • Vấn đề: Là những điều bất ngờ nảy sinh trong quá trình làm việc. Đừng nghĩ vấn đề là rào cản, hãy đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề. Bạn sẽ có được kinh nghiệm từ những vấn đề phát sinh đó.

Cách tích lũy kinh nghiệm đi làm ngay khi còn là sinh viên

1. Không ngại thử nghiệm điều mới lạ

Trước khi làm một việc gì đó, bạn sẽ luôn cảm thấy lo lắng vì không biết mỗi bước đi của mình là đúng hay sai. Điều này là bình thường khi bạn chưa có kinh nghiệm “thực chiến”. Đừng vì điều này mà rụt rè, không dám hành động.

Cứ mạnh dạn trải nghiệm những điều mới lạ trong môi trường học tập. Đây là cách tốt nhất để bạn biết được mỗi quyết định của mình đã hợp lý hay chưa. Biết sai và sửa sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, từ đó cải thiện chính mình trở thành một phiên bản tốt hơn.

2. Ghi nhận những phản hồi tích cực từ bạn bè, giảng viên

Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ liên tục nhận được những phản hồi từ bạn bè, giảng viên. Những nhận xét, phản hồi này sẽ giúp bạn biết mình sai ở đâu, nên sửa như thế nào cho tốt. Nên đừng bảo thủ, hãy mở lòng lắng nghe những lời nhận xét của họ để tự đánh giá và học hỏi từ đó. Đồng thời việc lắng nghe sẽ luyện tập kỹ năng điều khiển cảm xúc, hòa đồng với mọi người hơn khi làm việc nhóm, hỗ trợ rất nhiều cho hành trình phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai.

3. Tham gia các công việc tình nguyện

Các công việc tình nguyện tuy không mang đến nhiều kỹ năng chuyên môn, nhưng lại giúp bạn tích lũy kinh nghiệm về mặt tư duy. Một tấm lòng bao dung, rộng mở và sẵn sàng giúp đỡ mọi người, đấu tranh vì những điều tốt đẹp là những nét tính cách được các nhà tuyển dụng trân trọng.

Sinh viên ITC tham gia hoạt động “Mùa hè xanh”

4. Đăng ký các hoạt động ngoại khóa, tham gia câu lạc bộ

Các hoạt động ngoại khóa, hay các câu lạc bộ, Đoàn – Hội tại trường sẽ giúp bạn có kinh nghiệm cọ xát nhiều hơn đối với ngành nghề mình chọn. Ví dụ như bạn muốn trở thành một nhân viên lập trình Website, hãy tham gia vào câu lạc bộ lập trình tại ITC để có thể trao đổi về kỹ năng chuyên môn cũng như chuẩn bị những kỹ năng mềm cần thiết.

5. Trải nghiệm công việc thực tế

Đừng nghĩ rằng chỉ sinh viên năm cuối mới thể đi thực tập tại các công ty nhé! Thực tế, khi bạn bước vào học các môn chuyên ngành thì bạn hoàn toàn có thể đi thực tập rồi đấy. Nếu chưa muốn đi thực tập quá sớm, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm qua các công việc freelancer, part-time để nâng cao những kỹ năng mềm cần thiết. 

6. Làm những việc ngoài bảng mô tả công việc

Khi có cơ hội đi làm ngay khi còn là sinh viên, hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để nâng cấp kỹ năng của mình nhé. Bạn nên nhận thêm một số việc nằm ngoài mô tả công việc như: Sẵn lòng hỗ trợ mọi người ở những vị trí khác; nắm bắt cơ hội hoàn thành những nhiệm vụ bên ngoài chuyên môn.

Bằng cách này, bạn đã tạo ra cơ hội cho bản thân trải nghiệm những điều mới mẻ rồi đó. Tuy nhiên, hãy lưu ý đánh giá khả năng trước khi nhận việc, tránh trường hợp bạn không kiểm soát được tiến trình nhé!

Làm thêm nhiều công việc để rèn luyện kỹ năng của bản thân

7. Phát triển các dự án cá nhân

Chủ động tạo ra các dự án cá nhân, làm những điều bạn thích sẽ giúp bạn chủ động hơn với sự nghiệp của mình. Tạo trang web, tài khoản mạng xã hội cho dự án của bạn; chia sẻ chúng trên các diễn đàn trực tuyến sẽ giúp bạn nhận được lời khuyên từ mọi người, học được cách cải thiện dự án và kỹ năng của bản thân mình hơn. 

8. Mở rộng các mối quan hệ

Xây dựng, mở rộng mạng lưới quan hệ sẽ giúp bạn tăng cơ hội gặp gỡ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Từ đó cho bạn những lời khuyên về nghề, về kinh nghiệm làm việc bổ ích, về những cơ hội làm việc quan trọng, … Và bạn có thể học hỏi, tích lũy thêm nhiều điều bổ ích.

9. Tham gia các workshop, khóa học kỹ năng

Tham gia các buổi workshop hay khóa học kỹ năng sẽ giúp bạn học tập và cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành. Nhiều khóa học kỹ năng giúp người học rèn luyện bản thân thông qua các tình huống mô phỏng thực tế thường xảy ra trong công việc. Bên cạnh đó, các buổi workshop cũng mang đến cơ hội kết nối, bạn có thể gặp gỡ các chuyên gia và học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức chuyên môn cùng họ.

Tham gia các cuộc thi học thuật cũng giúp bạn tích lũy kinh nghiệm

Việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần có ngay khi là sinh viên, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trước khi bắt đầu một công việc chính thức. Nên hãy bắt đầu tích lũy những kinh nghiệm quý báu ngay từ sớm nhé các bạn ITCer ơi!

Trung tâm Truyền thông & Quan hệ doanh nghiệp

  • Đăng ký xét tuyển
  • 0938861080
  • Facebook